Để thi công lắp đặt 1 hệ thống chống sét trực tiếp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí; cần có sự phối hợp các công việc lắp đặt với đơn vị xây dựng để đạt được hiểu quả cao nhất. Các thành phần kim loại có sẵn nên được tận dụng trở thành 1 phần của hệ thống chóng sét như cốt thép trong bê tông nhằm giảm thiểu rủi ro về cháy nổ do sốc điện gay nguy hiểm cho con người và tài sản bên trong công trình.
1. Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa cần tiến hành ngay từ khi bắt đầu thi công nền móng, nên tận dụng các kết cấu thép trong bê tông móng là 1 phần của hệ thống tiếp địa. Dây tiếp
địa được đan thành các mắt lưới liên kết với cốt thép trong bê tông có thể là dạng băng dẹt, tròn đạc tiết diện tối thiểu 50mm2. Vật liệu sử dụng trong môi trường
bê tong nên là thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ. Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn IEC 62305-3:2010, các liên kết này cần sử dụng kẹp cốt thép
chuyên dùng nhằn đảm bảo tính liên tục về điện và không gây nguy hại cho các kết cấu bê tông khi có dòng sét tác động.
2. Dây dẫn
Dây dẫn cần được lắp đặt sao cho thẳng và ngắn nhất, liên kết giữa các hệ thống tiếp địa với kim thu sét. Mỗi công trình cần tối thiểu 2 dây dẫn xuống, bố
trí chéo nhau theo chu vi công trình. Tiết diện dây dẫn tối thiểu 50m2, dây dẫn cần được cố định theo mỗi mét chiều dài (mỗi kẹp cách nhau 1m). Kẹp cố định phải
được thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC 62561-4. Nên tận dụng kết cấu thép trong các cột bê tông để tăng số lượng dây dẫn xuống, giúp hình thành lồng Faraday
tự nhiên. Giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sốc điện gây nguy hiểm cho con người và thiết bị bên trong công trình.
Để thực hiện giải pháp thi công chóng sét phối hợp cùng hạn mục xây dựng cần tiến hành đồng bộ từ khâu thiết kế và có sự phối hợp giữa các hạn mục. Cụ thể như sau:
Quy trình: thi công từ thấp lên cao:
Hệ thống tiếp địa
Dây dẫn sét
Hệ thống kim thu sét trên mái.
1. Hệ thống tiếp địa: Cần phối hợp khi làm móng.
Đối với các công trình xây dựng nhỏ và vừa thường có dạng móng băng, móng đơn hay móng bè thì nên kết hợp thi công hệ thống tiếp địa trong quá trình làm
móng. Cọc tiếp địa có thể đóng dưới móng, đóng tập trung tại 1 chỗ (khoảng cách tối thiểu giữa các cọc là 3m) hoặc đóng phân bố đều ra các góc của móng công
trình (cọc cách móng công trình không nhỏ hơn 1m, và cách mặt đất tối thiểu 0.5m). Nên có 1 vòng dây chạy xung quanh móng công trình và liên kết giữa các
cọc tiếp địa với nhau để đảm bảo đẳng thế.
Đối với các công trình xây dựng lớn thường có dạng móng cọc, móng dạng này thường có chiều sâu khá lớn vì vậy nên tận dụng chính các cọc bê tông thay thế
cho cọc tiếp địa.
Cần đảm bảo khả năng kết nối chắc chắn giữa cốt thép trong móng với hệ thống tiếp địa để trở thành 1 thể thống nhất.
Số lượng cọc tiếp địa được xác định sau khi đo được giá trị điện trở suất.
2. Dây dẫn sét: Khâu làm cọc, đổ bê tông cọc chính.
Có thể sử dụng dây dẫn riêng đi bên trong các trụ bê tông hoặc sử dụng chính cốt thép thay cho dây dẫn xuống.
Nếu sử dụng dây dẫn riêng đi bên trong kết cấu bê tông cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết cấu, khả năng liên kết giữa dây dẫn với cốt
thép và khả năng ăn mòn điện hóa.
Sử dụng cột cốt thép để đảm bảo tính liên tục về điện trong toàn bộ kết cấu thép, các kẹp cốt thép bố trí cách nhau không quá 3m.
Mỗi một tầng nên có một bảng đẳng thế và được liên kết với cốt thép công trình.
Phần đỉnh mái công trình nên bố trí các đầu chờ từ hệ thống cốt thép để liên kết với kim thu sét, tối thiểu nên bố trí 2 đầu chờ ở vị trí chéo nhau.
3. Thi công kim thu sét trên mái: Phối hợp song song với thi công mái.